Chậm kinh nguyệt và nguyên nhân trễ kinh
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bị chậm kinh như: do căng thẳng, stress; mang thai, do mắc bệnh phụ khoa…Dù là bất kỳ nguyên nhân nào gây chậm kinh chị em cũng cần được thăm khám và kiểm tra kịp thời để đảm bảo tốt sức khỏe sinh sản.
Tổng quan chậm kinh nguyệt
Chậm kinh là hiện tượng khi đến chu kỳ kinh mà chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt. Hay nói cách khác, nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì được coi là chậm kinh.
Thông thường, chậm kinh từ 1 – 2 ngày có thể được coi là điều bình thường. Nhưng nếu chậm kinh đến 5 – 7 ngày hoặc 10 ngày thì đây là một bất thường nào đó mà chị em cần được thăm khám cụ thể.
Nguyên nhân chậm kinh nguyệt
Nguyên nhân trễ kinh có thể là do:
Do căng thẳng
Áp lực trong công việc, cuộc sống khiến nhiều chị em rơi vào trạng thái căng thẳng, điều này không hề tốt cho tâm sinh lý dẫn đến chu kỳ kinh có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn bất thường.
Do mang thai
Chậm kinh trên 7 ngày kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, buồn nôn, ngực căng tức…thì chị em nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên môn vì rất có thể đây là dấu hiệu của việc mang thai.
Thói quen sinh hoạt không hợp lý
Nhiều người thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức không có thời gian nghỉ ngơi dẫn đến cơ thể mệt mỏi, suy nhược… khiến lượng hormone trong cơ thể thay đổi, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Mất cân bằng nội tiết tố
Ở tuổi dậy thì, nội tiết tố của các bé gái chưa hoàn toàn ổn định nên có thể sẽ gặp phải hiện tượng trễ kinh nguyệt.
Do mắc bệnh phụ khoa
Một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo…cũng là nguyên nhân khiến chị em bị chậm kinh.
Vận động, luyện tập mạnh
Khi hoạt động quá sức, năng lượng và sức lực sẽ bị hao mòn gây ức chế thần kinh và khiến chu kỳ kinh đến chậm.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh… sử dụng kéo dài cũng khiến chu kỳ kinh có sự thay đổi.
Dấu hiệu chậm kinh
Dấu hiệu chậm kinh đầu tiên đó là không thấy kinh nguyệt. Ngoài ra, còn kèm theo các triệu chứng như đau vùng xương chậu, âm đạo chảy máu bất thường, cơ thể mệt mỏi, xuất hiện cảm giác chán ăn…
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị chậm kinh
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị chậm kinh có thể là:
  • Do mắc chứng rối loạn ăn uống như chán ăn, ăn uống quá mức.
  • Tập luyện các chế độ thể dục thể thao nghiêm ngặt.
Chậm kinh có sao không?
Hiện tượng chậm kinh kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, gây ra vô sinh – hiếm muộn. Đặc biệt, chậm kinh do mắc bệnh phụ khoa còn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng và sức khỏe sinh sản ở nữ giới.
Cách chữa chậm kinh nguyệt
Khi bị chậm kinh, cần căn cứ vào nguyên nhân để đưa ra các phương pháp xử lí.
Cách chữa chậm kinh nguyệt tại nhà do bị mất ổn tâm lý
Uống đủ nước
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để chất độc được đào thải ra khỏi cơ thể, giúp điều hòa kinh nguyệt.
Dùng là ngải cứu
Ngải cứu rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ sắc lấy nước hoặc pha uống hàng ngày. Một vài món ăn chế biến từ ngải cứu rất hữu hiệu để chữa chậm kinh, tăng tuần hoàn máu, điều hòa kinh nguyệt như : trứng gà ngải cứu, gà tần ngải cứu…
Ăn nhiều trái cây
Cách chữa chậm kinh bằng tăng cường rau xanh, ăn nhiều trái cây màu đỏ đậm, giàu ka-li. Bổ sung thêm protein trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể khắc phục chứng rối loạn kinh nguyệt.
Dùng ích mẫu
Dùng một lượng ích mẫu nấu thành cao, lấy 2/3 lượng cao này trộn đường đỏ sử dụng hàng ngày. Uống 1 chén nhỏ vào buổi sáng và tối để đạt hiệu quả tốt nhất trong chữa chậm kinh, giảm đau bụng kinh hoặc phục hồi tử cung sau phẫu thuật.
Cánh hoa hồng
Cánh hoa hồng phơi khô, sắc nước uống 2 lần trong ngày. Hoặc ngâm mình trong nước hoa hồng khoảng 30 phút có tác dụng giảm đau bụng kinh. Chu kì kinh nguyệt ổn định, máu kinh không bị vón cục.
Mùi tây
Mùi tây là loại gia vị rất phổ biến ở nước ta. Chúng không những giúp cho món ăn thêm hấp dẫn mà còn rất tốt cho sức khỏe, nhất là với nữ giới. Nếu chị em thường xuyên sử dụng nước ép mùi tây thì chứng kinh nguyệt không đều sẽ được khắc phục từ từ.
Gừng tươi
Gừng tươi sau khi được rửa sạch sẽ đập dập và đun với nước sôi để uống mỗi ngày. Uống nước gừng tươi đun sôi giúp cho thân nhiệt ổn định và máu trong cơ thể cũng lưu thông dễ dàng, khiến kinh nguyệt được ổn định.
Kết hợp nước củ cải, mùi tây và gừng
Mỗi ngày uống 150ml nước củ cải chia 2 lần hoặc uống 75ml nước ép mùi tây, hãm nước gừng tươi uống 3 lần/ngày. Cách này giúp giảm đáng kể các hiện tượng do rối loạn kinh nguyệt gây ra. Đặc biệt là hiện tượng chậm kinh.
Nước đường, mật ong và aspirin
Uống hỗn chén nước lọc pha với nửa thìa cafe đường, nửa thìa cafe mật ong cùng 2 viên aspirin. Uống trong 5-7 ngày giúp kinh nguyệt đều đặn.
Nước rau diếp cá và lá ngải cứu
Giã nhỏ rau diếp cá tươi cùng lá ngải cứu, lọc lấy nước uống hàng ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt trong việc điều trị các bệnh ở phụ nữ nói chung và điều hòa kinh nguyệt nói riêng.
Vỏ cây dâm bụt và lá huyết dụ
Lấy vỏ cây dâm bụt, lá huyết dụ sắc nước uống 2-3 lần mỗi ngày có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Đặc biệt là chu kì tới sớm hoặc ra máu nhiều.
Chế độ sinh hoạt khoa học
Hạn chế thức khuya, không ăn đồ cay nóng, thực phẩm chiên xào, đóng hộp, cà phê, rượu bia, thuốc lá… Tắm nước ấm, duy trì một số bài tập vận động, giữ tâm trạng thoải mái giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
Cách chữa chậm kinh nguyệt do bị bệnh phụ khoa
Bạn cần phải đi khám phụ khoa ngay nếu chậm kinh là do một biểu hiện của bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Mỗi bệnh lý đều có những biểu hiện và tác hại khác nhau, vì vậy phải tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Chậm kinh do bệnh lý chỉ có thể chấm dứt khi được kiểm tra và can thiệp bằng phương pháp điều trị hiện đại.
Tốt nhất chị em nên đi khám phụ khoa định kì 6 tháng 1 lần để tầm soát bệnh, ngay cả khi không có bất thường nào về chu kì kinh nguyệt. Hạn chế tối đa tiềm ẩn nguy cơ bị các bệnh phụ khoa nguy hiểm, đe dọa xấu tới khả năng sinh sản sau này.
Khi bị chậm kinh nguyệt, chị em phụ nữ nên đến cơ sở y tế có uy tín để được bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, chị em cũng chú ý ăn uống, nghỉ ngơi một cách hợp lý, có khoa học để việc điều trị có hiệu quả.
Nguồn tham khảo:
Phòng khám đa khoa Thái Hà
Địa chỉ: Số 11 - Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 0365115116 hoặc Click Tư Vấn Miễn Phí